image banner
ĐỀN TRUNG CHÍNH – ĐIỂM ĐẾN CỦA DU LỊCH TÂM LINH
Lượt xem: 235
Trong hành trình tìm về miền di sản cùng khám phá những nét đặc sắc khác biệt riêng có của du lịch Nam Đàn, nhất là du lịch tâm linh, du khách nên đến tham quan, vãn cảnh đền Trung Chính tại xã Nam Lĩnh, một nét đẹp truyền thống trong tín ngưỡng thờ thờ thành hoàng Làng của Việt Nam. Năm 2006, đền đền Trung Chính đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đền Trung Chính là ngôi Đền thiêng, nơi thờ tự  Ngài Thái phó tấn quốc công
Nguyễn Cảnh Hoan, là di tích lich sử văn hóa cấp tỉnh, điểm đến tâm linh của
người dân xã Nam Lĩnh cũng như du khách thập phương. Theo cổ truyền Đền được thành lập vào thời Lê Trung Hưng, đền làm ba gian bằng gỗ lim, lợp bằng tranh tại núi Thận Sơn( rú Cật) đến triều Nguyễn từ thời Vua Tự Đức về sau thực dân Pháp vào chiếm đóng nên núi Thận Sơn phải nhường lại cho Thiên Chúa Giáo làm nhà thờ, giáo dân lập ấp định cư. Đền Thái phó lại phải dời về địa phận phường Trung Chính, xã An Lạc (tức đội 6 cũ) nay thuộc địa phận xóm 3 xã Nam Lĩnh, Nam Đàn, Nghệ An. Đến đây nhân dân lại tu bổ long trọng hơn nữa. Thượng đền, hạ Đình hai tòa đồ sộ, ngói lợp tường xây oai nghiêm lộng lẫy, đồ tế khí được trau dồi thêm, giá trị nhất là Cộ kiệu hậu bánh bát cống 8 đầu rồng chạm tứ linh, sơn son thiếp vàng đỏ chói (hiện còn).

Anh-tin-bai

Binh bộ Thượng thư, Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (còn được chúa Trịnh đổi tên theo họ nhà chúa là Trịnh Mô) sinh năm Tân Tỵ (1521), mất năm Bính Tý (1576), quê ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ đã tinh thông võ nghệ, lớn lên Nguyễn Cảnh Hoan là người thông minh trí
dũng, văn võ song toàn, một lòng yêu nước thương dân.

Anh-tin-bai

Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ loạn ly, được theo cha là Phúc Khánh quận  công Nguyễn Cảnh Huy rèn luyện văn võ. Năm Ất Mùi (1535) ông đi thi và đậu Hương cống (cử nhân ngày nay).

Năm Bính Thân (1536) khi mới 15 tuổi Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng với bốn anh em ruột hăng hái theo cha lên Sầm Châu phò Lê Trang Tông (Duy Ninh).
Nguyễn Cảnh Hoan được sự giáo dục và dìu dắt trực tiếp của cha nên sớm trưởng
thành và có mặt trong hàng ngũ quân đội triều Lê Trung Hưng. Ông sớm được vua
Lê Trang Tông giao trọng trách làm tướng chỉ huy với tước Dương Đường hầu.
Trận đánh mở đầu cho cuộc đời binh nghiệp oanh liệt của ông là trận đánh tháng 12 năm 1547. Năm đó nhà Mạc kéo quân vào đánh phá Thanh Hóa, căn cứ địa của vua Lê. Nguyễn Cảnh Hoan được giao trách nhiệm chỉ huy cánh quân phục kích.
Hoan châu ký chép rằng: “Dương Đường hầu Nguyễn Cảnh Hoan đem quân mai
phục các con đường trọng yếu. Giặc đến Dương Đường hầu tung toàn bộ số quân
mai phục ra đánh, chém hơn vạn đầu giặc, quân Mạc thua to. Đại tướng Nguyễn
Kính ôm vợ lên lưng ngựa nhằm hướng Đông Kinh mà chạy.

Do lập được công lớn, Nguyễn Cảnh Hoan được nhà vua phong Đề đốc Tấn quốc
công, lúc này ông 26 tuổi”.

Anh-tin-bai

Dãy núi dài và cao từ Truông Băng xã Nam Thanh đến Truông Hến xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thời xưa gọi là Hồ Sơn (Đại Huệ). Năm 1575 đây là căn cứ quân sự của Thái phó tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan đóng quân để chống quân nhà Mạc, cổng chốt đặt tại Thận Sơn( Rú Cật) thuộc địa phận xã An Lạc (xã cũ) nay là xã Nam Lĩnh, Nam Đàn Nghệ An. Sau khi ngài hy sinh triều đình nhà Lê Trung – Hưng sắc chỉ cho các địa phương có di tích ấy đều phải lập đến miếu thờ phụng hương khói ghi ơn.

Anh-tin-bai

Năm 2007 Đền Trung Chính được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trải qua quá trình của lịch sử, di tích luôn là địa chỉ đỏ giáo dục tinh thần yêu nước là biểu tượng văn hóa tâm linh, nơi gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa tín
ngưỡng của người dân địa phương và đông đảo du khách thập phương.

Anh-tin-bai

Hàng năm vào các ngày lễ trọng như

Tết Nguyên đán (mồng 1 tháng giêng)

-Tự điển lễ (15/3 âm lịch)

 -Kỵ nhật (16/4 âm lịch)

Chính quyền địa phương tổ chức lễ tế và nhân dân trong và ngoài xã đến dâng hương bái võng.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Ngày 15/8/2022 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 2397/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu tu sửa cấp thiết một số di tích, trong đó có nhà bái đường đền Trung Chính. Với ngân sách địa nhà nước hỗ trợ, sự đóng góp của các quý cơ quan doanh nghiệp, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và bà con nhân dân xã Nam Lĩnh  đến nay Đền đã được tu sửa khang trang. Đảm bảo cho bà con nhân dân và du khách thập phương về chiêm bái, tưởng nhớ công ơn của Ngài Thái phó tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan.  

                                                                                                                                                                                                                                                                                      Minh Đức

BẢN ĐỒ XÃ NAM LĨNH - HUYỆN NAM ĐÀN
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
image banner